Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng

Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 này.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).

Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.
Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.
Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.

Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.

Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…

Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.
Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…

Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.

Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Nợ xấu “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng từ bao giờ?

 
Lợi nhuận của các nhà băng lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB... sụt giảm mạnh do phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Nợ xấu của ngân hàng tiếp tục gia tăng trong 6 tháng qua và đáng chú ý nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh.  Tuy nhiên, gần đây, con số trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng mới đồng loạt tăng, khiến lợi nhuận của các ngân hàng đang bị “gặm mòn”. Có ý kiến cho rằng, đáng ra, các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng từ trước rồi.

Nợ xấu đang tăng nhanh

Tín dụng tăng chậm, thậm chí âm, trong khi nhiều khoản nợ cũ trở thành nợ xấu, khiến lợi nhuận của một số ngân hàng đang dần bị bào mòn, kết quả kinh doanh quý II/2012 đã phần nào nói nên thực tế đó.

Vietcombank (VCB) vốn được xem là nhà băng có thế mạnh trong phát triển tín dụng. Thế nhưng, số liệu vừa được Vietcombank đưa ra cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến 30/6 của Ngân hàng chỉ đạt mức 2,96%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2% đầu năm nay lên 3,47% vào cuối quý II. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên đến gần 3.900 tỷ đồng. Vì thế, chỉ trong quý II, Vietcombank đã phải trích lập dự phòng rủi ro 1.088 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng trích lập dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế quý II của Ngân hàng mẹ Vietcombank do vậy chỉ đạt 1.124 tỷ đồng, giảm 10% so với quý II/2011; lũy kế 6 tháng giảm 8% so với cùng kỳ 2011.

Tương tự, tại VietinBank (CTG) , do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 1.453 tỷ đồng, nên lãi sau thuế quý II/2012 của Ngân hàng chỉ còn 565 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank chiếm hơn 66% lợi nhuận trước dự phòng. Bởi khoản nợ xấu có khả năng mất vốn của VietinBank đến cuối quý II/2012 của ngân hàng mẹ lên tới 2.254 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số đầu năm, chưa đạt tới 1.000 tỷ đồng khiến trích lập dự phòng (100% cho các khoản nợ có khả năng mất vốn) cũng như nhóm nợ nghi ngờ lên đến gần 2.000 tỷ đồng (trích lập dự phòng 50%) của Vietinbank tăng vọt. Vì thế, dù lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm của ngân hàng này vẫn tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011. Nhưng do chi dự phòng lớn, lợi nhuận sau thuế của VietinBank sụt giảm mạnh. 6 tháng đầu năm, Ngân hàng chỉ lãi 1.960 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Thu nhập thuần từ lãi đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh quý II/2012 của Eximbank (EIB), nhưng do nợ quá hạn của Ngân hàng chiếm 4% tổng dư nợ, trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,87% tổng dư nợ cho vay khách hàng, nên trích lập dự phòng tăng. Vì thế, lợi nhuận trước và sau thuế của EIB chỉ tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ. Lũy kế, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm nay của Eximbank đạt 1.857 tỷ đồng, tăng 9,9% so với 6 tháng đầu năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt 1.391 tỷ đồng.

Lãi thuần 6 tháng đầu năm nay của ACB đạt trên 3.611 tỷ đồng, tăng 18,05% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động tăng cao và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng, khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của ACB giảm nhẹ so với cùng kỳ, còn 1.392,59 tỷ đồng.

Từ những kết quả công bố trên của các NHTM, có thể thấy, nợ xấu của các nhà băng đang gia tăng và trích lập dự phòng rủi ro đang “khoét dần” vào lợi nhuận. Nếu tỷ lệ nợ xấu cuối năm sụt giảm, các ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng và lợi nhuận sẽ tăng trở lại. Song trước bối cảnh thị trường hiện nay, khi môi trường kinh doanh không thuận lợi, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm… tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của DN thì khả năng đòi được nợ của ngân hàng càng yếu dần.

Nhưng tăng trích lập dự phòng… hơi muộn?

Có ý kiến cho rằng, các con số về lợi nhuận của ngân hàng đưa ra gần đây chưa thực sự đúng với thực tế, nhất là khi các DN rơi vào tình trạng sản xuất đình đốn vì sức mua thị trường sụt giảm và chịu áp lực lãi suất nên nhà băng càng ngại công bố mức lợi nhuận cao… Trên thực tế, thời gian gần đây, các ngân hàng rất ngại bình luận đến kết quả hoạt động, ngoại trừ những đơn vị niêm yết buộc phải công bố báo cáo tình hình tài chính quý, vì sợ bị dư luận coi là “ăn” trên lưng DN.

Qua trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT VietinBank khẳng định, con số lợi nhuận đưa ra như trên của VietinBank là hoàn toàn sát với thực tế hoạt động của Ngân hàng hiện nay. Theo ông Hùng, sở dĩ lợi nhuận quý II của VietinBank giảm là do trích lập dự phòng tăng khi nợ xấu tăng.

“Nợ xấu tăng buộc chúng tôi phải trích lập dự phòng đầy đủ thì rất khó tránh được việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, VietinBank vẫn nỗ lực để có thể đạt được kế hoạch lợi nhuận trước thuế”, ông Hùng nói và cho biết, để có thể đạt được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng, từ giờ đến cuối năm, VietinBank sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn cho các khách hàng có kế hoạch sản xuất - kinh doanh khả thi.

Ông Hùng cho biết, lãi suất cho vay vốn lưu động đối với DN sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu ở VietinBank hiện là 11%/năm và trung, dài hạn là 15%/năm. Vì thế, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tại VietinBank là khoảng 2%/năm. Với mức biên lãi suất như vậy, theo ông Hùng, không thể nói là ngân hàng đang “ăn” trên lưng của DN.

Xu hướng nợ xấu vẫn tăng nhanh buộc ngân hàng phải trích dự phòng cao. Nợ xấu ngân hàng được đánh giá sẽ tiếp tục tăng và nếu không có giải pháp xử lý sẽ càng khiến cho dòng chảy tín dụng chững lại, kể cả thời điểm cuối năm.

Bên cạnh nợ xấu, việc giảm lãi suất thời gian gần đây của các ngân hàng, kể cả khoản vay cũ cũng phần nào khiến lợi nhuận nhà băng sụt giảm so với trước. Tổng giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Phước Thanh cho biết, hạ lãi suất khoản vay cũ về 15%/năm, Ngân hàng phải hy sinh một khoản lợi nhuận khoảng 1.800 tỷ đồng.

Trả lời Đầu tư Chứng khoán, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, sở dĩ lợi nhuận của các ngân hàng vừa được công bố giảm một phần do trước đây nhà băng chưa trích lập dự phòng đủ. Con số lợi nhuận của năm trước thường được báo cáo ở mức cao để đẩy giá cổ phiếu trên thị trường. Đến thời điểm này, khi Thống đốc NHNN cho biết, sẽ thanh kiểm tra nợ xấu của các NHTM, các ngân hàng phải tranh thủ trích lập dự phòng đầy đủ trước khi NHNN tiến hành thanh, kiểm tra nợ xấu.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nâng mũi giúp bạn thoải mái và tự tin hơn

Nâng mũi hàn quốc

Mũi là trọng tâm của khuôn mặt, một khuôn mặt đẹp thì phải có một chiếc mũi cao và thanh tú. Chính vì vậy nâng mũi sẽ giúp các chị em phụ nữ cải thiện được vẻ đẹp sóng mũi không vừa ý của mình.

1. Trước khi phẫu thuật nâng mũi:

Bạn có chiếc mũi không vừa ý, bạn cảm thấy không tự tin với chiếc mũi của mình, chúng tôi sẽ tư vấn phẩu thuật nâng mũi hàn quốc giúp bạn để có chiếc mũi thẩm mỹ đẹp. Trước khi nâng mũi, bạn cần tìm hiểu những trung tâm thẩm mỹ uy tín để có thể yên tâm nang mui boc sun vì tinh thần thoải mái và tự tin vào tay nghề bác sĩ sẽ góp phần thành công cho ca phẫu thuật. Trung tâm thẩm mỹ nâng mũi Hàn Quốc là một trong những Trung tâm uy tín – hợp tác đầu tiên với Hàn Quốc về công nghệ thẩm mỹ làm đẹp.

phẩu thuật nâng mũi hàn quốc

2. Trong khi phẫu thuật nâng mũi

Sau khi tư vấn, bạn hài lòng thì có thể tiến hành phẫu thuật có 2 phương pháp: gây tê và gây mê ( phương pháp gây mê đối với những khách hàng sợ đau). Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.

Có 2 phương pháp nang mui phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
phẩu thuật nâng mũi

Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo. Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong phẫu thuật nâng sống mũi là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ phẫu thuật của Hàn Quốc không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẩu thuật nâng mũi, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
 Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com

VietinBank cách chức, buộc thôi việc cả ban giám đốc một chi nhánh

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa có quyết định kỷ luật đối với ban giám đốc Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Bến Tre. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Cụ thể, ngày 23/7, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã có quyết định kỷ luật đối với ban giám đốc Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Bến Tre vì có nhiều sai phạm trong điều hành nghiệp vụ, để xảy ra nợ xấu với số tiền rất lớn, có nguy cơ khó thu hồi. Tổng số cán bộ bị kỷ luật là 15 người.

Theo đó, kỷ luật với hình thức cách chức đối với giám đốc Lê Văn Thanh và phó giám đốc Huỳnh Thị Ngọt; buộc thôi việc đối với phó giám đốc Dương Tấn Khôi. Ba cán bộ là trưởng, phó phòng nghiệp vụ bị kỷ luật cách chức, một người bị sa thải.

Chín người còn lại là cán bộ tín dụng bị kỷ luật chuyển công tác khác. Ngoài hình thức kỷ luật, lãnh đạo VietinBank còn buộc các cán bộ này phải có trách nhiệm thu hồi nợ xấu trước khi nhận nhiệm vụ mới hoặc nghỉ việc.