Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Ngân hàng vẫn "mê" tăng vốn

Dù không phải tăng vốn theo lộ trình quy định như trong năm 2011, nhưng trong mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng vẫn xin ý kiến cổ đông để tăng vốn điều lệ. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Đại hội cổ đông năm 2012 của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã thông qua phương án tăng thêm 3.000 tỉ đồng vốn điều lệ, từ 9.300 tỉ đồng lên 12.300 tỉ đồng. Ngân hàng Đông Á cũng đã được cổ đông đồng tình với chủ trương phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ năm 2012 từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn, nhà nước nắm cổ phần chi phối là Vietinbank, đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 20.230 tỉ đồng lên 26.217 tỉ đồng.

Một loạt các ngân hàng khác như Sacombank, Techcombank, Eximbank, Maritime Bank cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn trong năm nay.

Trước hiện tượng các ngân hàng đua nhau công bố các kế hoạch tăng vốn, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng mỗi ngân hàng có một mục đích khác nhau, nhưng theo ông có hai nguyên nhân chính khiến ngân hàng muốn tăng vốn. Một là các ngân hàng vẫn muốn lớn mạnh hơn nữa. Hiện tại, khi so sánh độ lớn của các ngân hàng, Việt Nam thường chú trọng nhiều đến vốn điều lệ. Vì vậy, nếu vốn điều lệ lớn, cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng mau chóng vươn lên tốp đầu, và khả năng huy động vốn từ dân cư cũng sẽ dễ dàng hơn. Một nguyên nhân nữa chính là việc bản thân các ngân hàng muốn chống lại khả năng bị thâu tóm, sáp nhập. Vốn càng lớn thì rủi ro từ việc bị thâu tóm càng nhỏ.

Đồng thời, ông Ánh còn cho rằng việc tăng vốn cũng là để chứng tỏ ngân hàng có được cổ đông tín nhiệm hay không. Trong bối cảnh hiện nay, nếu nhà đầu tư vẫn mua vào cổ phiếu phát hành thêm thì cũng có nghĩa là họ tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng đó.

Chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa tỏ ra ngán ngại trước các kế hoạch tăng vốn của ngân hàng. Ông đưa ra những con số cụ thể như trong năm 2000, vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng là 500 triệu đô la Mỹ, tổng tài sản 10 tỉ đô la Mỹ. Năm 2011, vốn điều lệ đã lên tới 12,5 tỉ đô la, tổng tài sản khoảng 180 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 18 lần. 

Ông Nghĩa đặt câu hỏi: "Vốn ở đâu ra? Có đúng là vốn thật từ lợi nhuận để lại hay vốn từ dân?". Theo ông Nghĩa, tiền vẫn chủ yếu từ các ông chủ và sự sở hữu chồng chéo giúp cho các ông chủ có thể lấy vốn chỗ này, bỏ vốn chỗ nọ, sau khi đã tăng đủ vốn lại rút ra đầu tư vào chỗ khác. Nguồn gốc của tiền góp vốn không rõ ràng. Vì vậy, việc tăng vốn, nếu chỉ là vốn ảo chưa hẳn đã tốt cho hệ thống ngân hàng.

Ông Nghĩa cho rằng, các ngân hàng vốn thì cứ tăng, nhưng chất lượng tài sản thấp, nợ xấu rất lớn, quản trị rủi ro lỏng lẻo. Vì vậy, theo ông khi vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên, thì ngân hàng cũng phải chú trọng nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh, kiểm soát vốn thì mới giúp cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh thực sự.

Nhiều ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn đã tăng vốn điều lệ qua hàng năm bằng các phương án phát hành cổ phiếu thêm, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhưng trong năm nay, đa phần các chuyên gia đều cho rằng các ngân hàng sẽ không dễ để thuyết phục cổ đông mua thêm cổ phiếu trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhất là cổ tức các ngân hàng chia cho cổ đông không nhiều như trong năm 2011, chỉ xoay quanh mức 10%/năm. Thực tế, trong năm ngoái, kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) từ 3.000 tỉ đồng lên 5.000 tỉ đồng hay dự định tăng vốn của Ngân hàng Đông Á lên 6.000 tỉ đồng cũng đã bị hoãn lại trước tình hình thị trường chứng khoán quá ảm đạm.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Lãi suất ngân hàng: Quản thế nào?

Trong một thời gian ngắn, NHNN đã hai lần chỉ đạo hạ lãi suất huy động (LSHĐ) đối với các NHTM và tổ chức tín dụng (NHTM) với hy vọng là lãi suất cho vay (LSCV) sẽ giảm.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
LSHĐ hiện nay đã ở mức 12%/năm. Thế nhưng, các DN vẫn phải vay vốn với lãi suất cũ, cách đây vài ba tháng, từ 18% đến 20% cho các loại hình sản xuất, kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là: Nhà nước có cần quản lý LSHĐ và LSCV hay không và quản như thế nào?

Quản "trần" là không thấu lý

LSCV của NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các DN. Bởi lẽ, vốn kinh doanh của các DN hiện nay phụ thuộc phần lớn vào vốn vay của các NHTM. LSCV là bộ phận cấu thành chi phí kinh doanh của các DN. LSCV càng cao thì khả năng cạnh tranh của các DN càng yếu. Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta ở tình trạng bất ổn với lạm phát cao. Song, điều không bình thường là, lạm phát cao đã đẩy LSCV lên cao, các DN càng khó khăn thì ngược lại, các NHTM lại càng lãi lớn. Từ đó, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý cho rằng, Nhà nước cần quản lý đối với LSCV. Khi thảo luận, góp ý cho Luật Giá sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới, một số ý kiến đề nghị đưa LSCV của các NHTM vào danh mục giá do Nhà nước quy định. Như vậy, rõ ràng là việc quản lý LSCV đã trở thành đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Vấn đề còn lại chỉ là quản như thế nào để không trái luật và phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường. Tuy nhiên việc NHNN không quy định trần LSCV, nhưng lại quy định trần LSHĐ đã nảy sinh ý kiến cho rằng, NHNN đang "quản ngược"!

LSHĐ là đầu vào và LSCV là đầu ra của NHTM. Trong kinh tế thị trường, trừ các sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá, các DN có quyền quyết định giá đầu vào và giá đầu ra của hàng hoá, dịch vụ của mình. Các NHTM cũng là những DN và cũng có các quyền đó. Vì vậy, NHNN dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt trần LSHĐ và cả trần LSCV là không thoả đáng. Hơn nữa, với quy định cứng về trần LSHĐ và LSCV, các NHTM đã "lách luật" bằng rất nhiều biện pháp tinh vi để cạnh tranh thu hút tiền gửi và nâng LSCV trong thực tế. Chẳng hạn, với tiền gửi, các NHTM đã áp dụng khá nhiều biện pháp thưởng, khuyến mãi đối với người gửi tiền. Với LSCV, các NHTM đặt ra hàng loạt phí để thu thêm từ người vay như phí quản lý hồ sơ, phí quản lý tài sản đảm bảo, phí đôn đốc thu nợ...

Phân tích trên cho thấy, quản "trần" LSHĐ và LSCV đều không thấu lý. Nhưng lại không thể thả nổi LSCV vì khi đó, các NHTM sẽ có cuộc liên minh ngầm, đẩy LSCV lên cao, thao túng nền kinh tế. Và hậu quả sẽ là, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ để "nuôi" các ngân hàng. Khi tư bản tài chính khống chế nền kinh tế thì tư bản sản xuất, tư bản thương mại sẽ biến mất. Đó là vấn đề có tính quy luật trong kinh tế tư bản!

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Khi ngân hàng...nuôi nợ

Để thoát khỏi cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông", một số NHTM quyết định tiếp tục "nuôi" nợ.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rút cục đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ. Đổi lại, NHTM phải điều chỉnh lãi suất cho vay các khoản cũ xuống theo mức hiện hành.

ngân hàng habubank
Khi ngân hàng phải nuôi nợ
Cho vay đảo nợ chỉ là cách làm đẹp các con số. Trong khi tín dụng không tăng, nhiều khoản nợ cũ cũng không thu hồi được, ngân hàng vẫn không thể dừng huy động vốn, không trả lương nhân viên hay đóng cửa chi nhánh...Vì những điều đó khác nào đóng cửa, giải thể ngân hàng. Để thoát khỏi cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông", một số NHTM quyết định tiếp tục "nuôi" nợ. Hiểu một cách đơn giản là ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay thêm vốn để hoàn thành dự án, hoàn thành sản phẩm để có thể tiêu thụ được, trả nợ cho ngân hàng. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào để xác định được khách hàng nào vẫn còn khả năng sống để hà hơi tiếp sức. Nếu xác định không đúng, ngân hàng sẽ mất cả chì lẫn chài.
Xét trong những khoản cho vay của nhiều NHTM thì bất động sản và những khoản cho vay liên quan đến bất động sản chính là những món nợ khó thu hồi vốn nhất hiện nay. Vậy liệu việc tiếp tục cho khách hàng vay vốn để hoàn thành dự án, rồi bán nhà, gom tiền trả nợ cho ngân hàng có khả thi? Có lẽ BIDV là ngân hàng có nhiều câu trả lời nhất cho vấn đề này. Vì, một lần nữa họ tiếp tục tiên phong trong tuyên bố sẽ cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đẩy mạnh cho vay liên quan đến bất động sản (năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này là trên 271 ngàn tỷ đồng, trong đó cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 9%). Giờ chưa thể đánh giá hiệu quả cách làm này của BIDV, nhưng rõ ràng chính sách này tác động không nhiều đến thị trường bất động sản. Sau nhiều chính sách của NHNN như nới cho vay liên quan đến bất động sản và nay là cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay... phản ứng của thị trường bất động sản vẫn rất mờ nhạt.

NHNN: mục tiêu nào cũng quan trọng?
Theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN của NHNN, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất - kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh nợ, gia hạn nợ… sẽ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Thống đốc NHNN cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.
Quyết định này mở lối cho các NHTM nuôi nợ như đã nói ở trên, trở thành cái phao cứu sinh cho ngân hàng habubank và doanh nghiệp. Đó cũng là chính sách hướng đến mục tiêu giảm lãi suất của NHNN như đã tuyên bố. Thế nhưng, việc cho phép các NHTM giữ nguyên nhóm nợ sau khi đã cơ cấu lại nợ là quyết định tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì đây là sự thay đổi căn bản so với quy định trong Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493, những khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu, được miễn giảm lãi… sẽ bị xếp vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn, phải trích lập dự phòng rủi ro 20%). Chiểu theo quy định này, các món nợ của NHTM có nguy cơ bị đẩy dần xuống nhóm dưới, khiến khoản trích lập dự phòng rủi ro của NHTM tăng, làm giảm thu nhập của họ. Với Quyết định 780, việc phân nhóm nợ của các NHTM đã được nới hơn trước. Vì thế, việc phân loại nợ vốn gây nhiều tranh cãi, nay sẽ càng khó phân định cho rõ ràng. Các NHTM phải "chế biến" để nợ xấu không cao, không chỉ vì vấn đề trích lập dự phòng rủi ro mà còn vì nếu nợ xấu vượt ngưỡng 3%, họ sẽ bị NHNN đánh tụt hạng, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến uy tín, khả năng được cấp phép mở chi nhánh, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới… của ngân hàng.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Vượt Qua Những Thách Lớn

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
ngan hang habubank


Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.